Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu

Hiện nay bệnh viêm màng não mô cầu có chiều hướng gia tăng vì vậy cần bảo vệ chính bản thân mình và người thân cùng với những thông tin về bệnh sau đây.

Bệnh viêm màng não do não mô cầu xuất phát từ đâu?

Bệnh là do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra- đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não mô cầu do vi khuẩn nhiễm trùng huyết (tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây tổn thương nặng nề cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể).
Bệnh là sự nhiễm trùng của lớp màng bao quanh tủy sống và não. Nó có thể gây tổn thương nghiêm trong cho não và tỉ lệ tử vong rất cao chiếm 50% nếu không được điều trị. Và ngay cả trong trường hợp khi đã được điều trị thì tỷ lệ tử vong cũng chiếm khoảng 15%.
>> xem thêm: nguyên nhân hôi nách


Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm màng não mô cầu

Các triệu chứng phổ biến: cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng, sốt cao, nhức đầu, lơ mơ và nôn ói.
Ngoài ra còn có những dấu hiệu như sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ và chân tay, mệt lả và phát ban. Bệnh này thường diễn tiến một cách nhanh chóng.
Với trường hợp nặng nhất của nhiễm trùng Não mô cầu thì người bệnh thường xuất hiện ban có hình giống bản đồ trên người và chân, biến chứng nguy hiểm có thể là chảy máu, sốc và suy đa các cơ quan. Đặc biệt nguy hiểm khi ma người bệnh có thể tử vong chỉ sau vài giờ phát bệnh.

Vi khuẩn lây lan như thế nào?


Lây qua đường hô hấp: vi khuẩn trong dịch tiết ra thông đường hô hấp như ho, nôn hoặc hắt xì sẽ lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, sau khi được điều trị kháng sinh phù hợp thì hơn 24 giờ sau thì bệnh sẽ không có khả năng lây lan.
Cần phải đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ những dấu hiệu về bệnh vì bệnh này không thể trì hoãn được, rất nguy hại cho sức khỏe
Khuyến cáo phòng bệnh viêm màng não mô cầu:
Tạo cho mình thói quen vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Rửa tay thường xuyên bằng nước sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc vật gì đó, trước và sau khi ăn
Tránh dùng tay trạm vào miệng, mũi và mắt
Tránh tiếp xúc hoặc gần gũi với người bị bệnh
Tránh dùng chung cũng như ăn chung đồ với người bệnh
Khi có triệu chứng lây nhiễm bệnh cần đến các cơ sở y tế ngay.
Tiêm vắc xin phòng bệnh là cách tốt nhất đê phòng tránh bệnh này.
Tìm hiểu thêm: cách trị hôi nách bằng chanh

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Dấu hiệu và chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm mà trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trong mùa dịch. Cùng chúng tôi tìm hiểu dấu hiệu và chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết.

Dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết: 

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh nhi mắc sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột mà trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh không có thời gian ủ bệnh. Kèm theo đó là các biểu hiện sau: mặt đỏ phừng phừng, xung huyết da, đau nhức các cơ, đau đầu. Còn có thể bị đau họng, đau mắt, mệt mỏi, nôn trớ. Đây là thời điểm mà khó phát hiện ra bệnh sốt xuất huyết và thường dễ bị nhầm lẫn với các loại sốt khác.


Sau đó là dấu hiệu trẻ xuất hiện các chấm xuất huyết. Thường ở chân, tay, nách, ngực, thắt lưng. Thêm nữa là trẻ bị xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, đi đại tiện ra máu, chảy máu răng…)
Có những trẻ bắt đầu từ ngày thứ ba có bệnh thì có các dấu hiệu nguy hiểm hơn như: ói nhiều, đau bụng, dan to ra, lừ đừ). Những trường hợp như thế này phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
>>> cách trị hôi nách hiệu quả

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Khi trẻ sốt trên 38,5 độ thì cần phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay lập tức. Nên hỏi y sĩ về liều lượng cho phù hợp với lứa tuổi chủa trẻ. Lau rửa cho trẻ bằng nước ấm để tránh gây sốt cao hơn hay co giật.


Thường thì trẻ sẽ dùng paracetamol. Không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh vì đối với bệnh này kháng sinh không có tác dụng mà chỉ làm cơ thể trẻ lả hơn. Cho trẻ uống thêm nước, lây khăn thấm nước lạnh đắp lên trán cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Thức ăn: cho trẻ ăn những đồ ăn ở dạng lỏng, có thể nấu cháo nhưng loãng cho trẻ ăn. Cần phải đảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng, nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ ăn.
Nước uống: Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Vì cơ thể trẻ khi sốt dễ bị mất nước kèm theo chứng kém ăn lại càng gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng. Có thể bổ sung thêm nước ép cam cho trẻ hoặc nước chanh muối, khuyến khích trẻ uống nước điện giải, nước lọc nhiều hơn.
Cung cấp đầy đủ vitamin cho trẻ vì lúc này là lúc mà trẻ cần nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch. Các nhóm vitamin A, B, C cần được bổ sung trong dinh dưỡng của trẻ nhiều hơn bình thường.
 Xem thêm bài viết: trị hôi nách sau sinh

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Phòng và khử mùi hôi nách như thế nào?

Mùi hôi nách gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống, thật không may nếu bạn bị chúng làm phiền. Vậy để phòng ngừa và đánh bay mùi hôi khó chịu này chúng ta cần phải làm gì? Đó là câu hỏi của rất nhiều người đã đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp cho bản thân nhé.

1. Giữ Vệ Sinh

- Như chúng ta đã biết nguyên nhân chính của mùi hôi ở nách là do vi khuẩn gây nên, vì vậy để phòng ngừa cũng như khử sạch mùi thì công việc đầu tiên bạn phải thực hiện đó là thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, nhất là đối với vùng nách. Một điều nữa đó là phải làm sạch cả lông nách để không tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn nắp, hoạt động gây mùi.


2. Lăn Khử Mùi Hôi nách

- Lăn khử mùi là sản phẩm được rất nhiều người lựa chọn vì tính hiệu quả và tiện lợi của nó. Bạn có thể tìm mua chúng một cách rất dễ dàng ở các hàng tạp hóa, ở chợ, hay siêu thị,… Tùy vào sở thích mỗi người mà lựa chọn cho mình một loại lăn khử mùi thích hợp như: loại xịt,hay sáp lăn, mùi thơm,…

3. Phương Thuốc Thiên Nhiên

- Đây là phương pháp phổ biến ở cả phương tây lẫn phương Đông:
+ Bạn có thể sử dụng một số mẹo dân gian để chữa hôi nách như: Dùng gừng, khoai tây, cà chua, trứng gà, lá trầu không, lá mướp đắng,…


+ Dùng dấm trắng pha thêm một chút sữa tắm, hoặc dùng xà phòng để vệ sinh nách khi tắm.
+ Thoa nước cốt chanh lên nách sau khi tắm.
Ngoài những cách phòng ngừa, chữa trị trên bạn cũng nên chú ý:
- Kiên trì thực hiện một phương pháp cho tới khi đạt hiệu quả thì thôi
- Không được bỏ giữa chừng nếu không mùi hôi nách không những không giảm mà có khi còn trở nên nặng hơn, lúc ý rất khó chữa
- Tránh những hoạt động mạnh ngoài trời, gây tiết nhiều mồ hôi
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi với những chất liệu thấm hút mồ hôi

- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Làm sao để chữa hôi nách hiệu quả với các loại rau củ

Rau củ quả là các nguyên liệu chữa hôi nách vô cùng hiệu quả được nhiều người tin dùng và chia sẻ, bài viết này sẽ chỉ cho các bạn cách chữa hôi nách từ các loại rau củ quả đấy.


Cà chua chữa hôi nách

 



Đầu tiên, để có được hỗn hợp trị hôi nách bạn nên chuẩn bị một quả cà chua chín rồi sau đó xay nhuyễn, sau đó trộn với một ít nước ấm với tỷ lệ 1:1.
Tiếp theo, bạn lấy hỗn hợp này xoa lên vùng da dưới cánh tay khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch vùng nách với nước và lấy khăn lau khô là được.
Chú ý: Với cách này bạn cần thực hiện thường xuyên, và phải chăm chỉ thực hiện trong 2-3 tuần thì mùi hôi nách sẽ giảm dần rõ rệt.
Xem thêm: trị tận gốc hôi nách

 

Củ từ chữa hôi nách

 

Củ từ cũng có rất nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt trong đó là có tác dụng loại bỏ mùi hôi nách trên cơ thể. Đây là mẹo dân gian được khá nhiều người áp dụng và cũng không thể phủ nhận hiệu quả mà nó mang lại.
Cách thực hiện như sau:
Bạn chỉ phải đem củ từ rửa cho sạch, rồi gọt vỏ và xắt thành những lát mỏng sau đó đắp chúng vào vùng nách trước khi đi ngủ là được.

Củ mài chữa hôi nách


Củ mài là 1 loại củ rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, ít người biết rằng, củ mài cũng có thể giúp bạn khắc phục tình trạng bệnh hôi nách khá hiệu quả.
Cách thực hiện cụ thể như sau:
Bạn nên chuẩn bị Củ mài tươi, rồi đem gọt vỏ, rửa sạch, sau đó bạn xắt thành những lát mỏng,  vừa phải. Tiếp theo, chà xát nhẹ nhàng vào vùng da nách  và  sau khoảng 5 - 10 phút thì rửa lại nách bằng nước sạch là được.
Chú ý:  Để có kết quả tốt nhất, bạn nên thực hiện đều đặn, thường xuyên 1 đến 2 lần/ngày nhé.
Xem thêm: cách trị nách thâm đen